Hướng dẫn cách nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn an toàn tại nhà
logo

Sử dụng tay và dụng cụ nặn mụn là cách hiệu quả để lấy mụn ra khỏi da phổ biến nhất. Loại dụng cụ thường được sử dụng khi nặn mụn là dụng cụ nặn mụn hai đầu cán dẹt. Tuy nhiên, bạn cần phải nặn mụn đúng cách nếu không sẽ để lại sẹo, thâm trên da – đây cũng là tình trạng phổ biến của nhiều bạn khi tự ý nặn mụn tại nhà. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mụn bằng gậy nặn mụn đúng cách ngay tại nhà để giảm thâm, sẹo cho da.

NAN MUN

NHỮNG LOẠI MỤN NÀO CÓ THỂ NẶN BẰNG DỤNG CỤ NẶN MỤN HAI ĐẦU CÁN DẸT?

Trước khi tìm hiểu về cách nặn mụn bằng cây nặn mụn, bạn cần xác định rõ những loại mụn nào có thể nặn. Khi bạn nặn mụn đúng cách có thể lấy triệt để nhân mụn, thúc đẩy quá trình điều trị mụn được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu nặn mụn không đúng cách thường sẽ để lại các hậu quả như: nặn không hết chân, nhiễm khuẩn, để lại sẹo thâm, khiến tình trạng mụn trên da ngày càng nặng hơn và gây tổn thương đến lỗ chân lông.

Một số loại mụn có thể nặn được như: mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc,…

Gợi ý: Hãy nặn mụn khi mụn đã già, cồi mụn khô cứng lại, mụn ở thể nhẹ, có kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ. 

Nếu bạn có thói quen nặn mụn bằng tay không, hãy bỏ ngay đi nhé! Thay vào đó, hãy sử dụng cây nặn mụn vì đây là cách nặn mụn an toàn. Bạn có thể thực hiện các bước nặn mụn với cây nặn mụn tại nhà mà không quá cần thiết phải đến spa hay bệnh viện da liễu. Thiết kế của cây nặn mụn thường có 1 đầu kim nhọn để chích vào đầu mụn và 1 đầu tròn để đẩy chân mụn lên.

CÁCH NẶN MỤN BẰNG CÂY NẶN MỤN AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Cách nặn mụn bằng cây nặn mụn không quá phức tạp nhưng nếu không tuân thủ đúng quy trình thì có thể phí công vô ích, thậm chí phản tác dụng.

Dưới đây là toàn bộ quy trình hướng dẫn cách nặn mụn bằng cây nặn mụn an toàn nhất mà mình đã tìm hiểu được, các bạn hãy tham khảo nhé.

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ

Thông thường thì thời gian buổi tối là lúc bạn được nghỉ ngơi và ít ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn. Lúc này, bạn nên thực hiện kế hoạch nặn mụn nhé!

Bạn dùng xà phòng rửa tay diệt khuẩn để chà xát kỹ 2 bàn tay, các khe ngón tay và móng tay trong tối thiểu 10 giây. Hoặc có thể thay xà phòng bằng dung dịch cồn làm sạch tay. Sau khi rửa tay, lấy khăn sạch để lau khô cả 2 tay.

Bước 2: Làm sạch da, tẩy da chết, xông hơi da mặt làm giãn lỗ chân lông

Sau khi rửa sạch tay, bạn sẽ cần làm sạch bề mặt da một cách nhẹ nhàng. Có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết tẩy nhẹ nhàng cho da (nên dùng tẩy tế bào chết hóa học).

Tiếp theo sẽ là bước làm giãn nở lỗ chân lông sẽ giúp bạn lấy mụn dễ dàng và bớt đau hơn. Bạn cần xông hơi da mặt với nước ấm hoặc nước trà xanh trong khoảng 5 – 10 phút để lỗ chân lông nở to.

Lưu ý, không nên dùng nước quá nóng sẽ khiến da mặt dễ bị bỏng hoặc nứt nẻ.

Bước 3: Vệ sinh cây nặn mụn

Cây nặn mụn dù được bảo quản trong hộp kỹ càng thì cũng có thể bị nhiễm khuẩn nên bạn cũng phải vệ sinh nhé. Cây nặn mụn sau khi rửa sạch cần được khử khuẩn bằng cồn y tế hoặc nước muối sinh lý.

Cồn và nước muối nên mua tại hiệu thuốc hoặc trung tâm y tế uy tín để tránh dùng hàng giả, không đảm bảo tiêu chuẩn. Lau khô cây nặn mụn bằng khăn lông mềm để chuẩn bị vào bước chính nào.

Đối với các loại mụn nhẹ nếu có thể lấy ra dễ dàng thì bạn nên dùng tâm bông có tẩm cồn để lấy ra, chỉ thực sự dùng cây nặn mụn đối với các em mụn khá to hoặc cứng đầu hơn thôi nhé.

Bước 4: Tiến hành nặn mụn trên da

Thời gian nặn mụn tốt nhất cho da là vào buổi tối nhé, nếu bạn có ý định nặn mụn thì nên chuẩn bị thời gian vào buổi tối.

Bạn phải dùng cây nặn mụn ấn nhẹ nhàng để mụn trồi lên khỏi bề mặt da và dùng tăm bông mềm lau loại bỏ phần nhân mụn. Nếu vẫn nhìn thấy nhân mụn chưa ra hết, bạn ấn thêm một lần nữa để đảm bảo có thể loại bỏ hoàn toàn nhân mụn, tránh mụn lại phát triển tiếp.

Tùy thuộc vào mỗi vị trí mụn khác nhau, bạn nên áp dụng các cách nặn mụn như:

- Mụn ở 2 bên gò má, cằm và trán, thái dương: Ở những vùng da này thì thường không xuất hiện mụn đầu đen mà là mụn đầu trắng và mụn trứng cá. Trước hết, bạn cần kéo căng vùng da trán và má, sau đó dùng cây nặn mụn ấn xuống để đầu mụn trồi ra. Với những nốt mụn cứng đầu, bạn có thể dùng đầu kim nhọn của cây nặn mụn để chích vào nhân mụn để đẩy mụn ra dễ dàng hơn.

- Mụn ở mũi: Đầu mũi và 2 cánh mũi là những tụ điểm xuất hiện nhiều mụn, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn cám. Bạn có thể nghiêng cây nặn mụn theo hướng chếch xuống và nghiêng vào phía trong giúp hạn chế tổn thương làn da và nặn mụn dễ dàng hơn. Mụn đầu đen thường dễ nặn hơn mụn cám, mụn đầu trắng và mụn trứng cá.

Bước 5: Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong đừng cố gắn skincare hay thoa gì lên da nhiều, vì lúc này da tổn thương nặng và cần được chăm sóc tối giản nhất có thể. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch cho da và chườm đá lạnh để giảm sưng cho da là được.

Trước khi đi ngủ, hãy dùng miếng dán mụn lên vùng da vừa nặn mụn để hút sạch các vết mủ, nước dịch của nhân mụn còn tồn lại dưới da để giảm thâm.

Vào ban ngày, khi phải ra ngoài hãy thoa/xịt kem chống nắng để ngăn tia UV gây thâm sạm vùng nặn mụn và bảo vệ cả những vùng da khác.

Trên đây là những lưu ý nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn tại nhà. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết thêm một cách chăm sóc da hữu ích để giữ cho da luôn sáng khỏe và rạng rỡ.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

04.10.2021
Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị
Kinh nghiệm mua ghế ăn dặm cho bé

Kinh nghiệm mua ghế ăn dặm cho bé

01.10.2021
Khi trẻ bước vào thời điểm ăn dặm, dù các
Đánh giá chi tiết các loại siro ăn ngon tốt nhất cho bé hiện nay

Đánh giá chi tiết các loại siro ăn ngon tốt nhất cho bé hiện nay

28.09.2021
Mẹ đã thử 1001 cách trên mạng nhưng bé nhà

CỘNG ĐỒNG