Dụng cụ ăn dặm dành cho bé ăn dặm nào tốt nhất
logo

Giai đoạn ăn dặm luôn khiến các bà mẹ vất vả và tốn nhiều thời gian nhất cho việc chọn thực phẩm như thế nào, định lượng ra sao. Các mẹ cũng đừng quên sắm các dụng cụ ăn dặm cho bé để tiện lợi hơn nhé!

1. Dụng cụ ăn dặm cho bé gồm những gì?

1.1. Thìa muỗng
Thìa là dụng cụ cần thiết, không thể thiếu khi cho bé ăn dặm. Nhiều bà mẹ thường tận dụng thìa ăn trong gia đình nhưng điều này không được khuyến cáo bởi trẻ có thể bị lây lan mầm bệnh của người lớn qua các loại thìa này.

Để đảm bảo, mẹ nên mua bộ thìa, dĩa dành riêng cho bé. Thìa cho bé ăn dặm nên chọn loại có nhiều màu sắc, hình dạng ngộ nghĩnh để kích thích và thu hút bé. Do bé hiếu động dễ làm rơi nên mẹ có thể chọn thìa nhựa nhưng lưu ý chọn nhựa an toàn với bé nhé. Hiện nay, có rất nhiều loại thìa khác nhau, cho các mục đích khác nhau như ăn, uống, ăn đồ khác nhau. Bố mẹ nên sử dụng thìa có cảm biến nhiệt để giúp bé không bị bỏng hay người lớn không phải thử độ nóng sẽ đỡ lây nhiễm cho bé mầm bệnh, vi khuẩn. Mẹ lưu ý thêm là nên chọn thìa có kích thước nhỏ, các viền thìa trơn mịn để không gây xây xước lên miệng bé khi ăn.

1.2. Bát đĩa ăn dặm
Bát ăn dặm cho bé nên chọn bát nhựa được làm từ nhựa BPA. Loại bát này vừa cách nhiệt, vừa đảm bảo không bị nứt vỡ khi rơi do bé hiếu động, đồng thời đảm bảo an toàn, không độc hại. Nhiều mẹ chọn bát inox có phần cách nhiệt dưới đáy bát cũng rất tốt. Mẹ nên chọn bát ăn dặm hình các con vật ngộ nghĩnh để bé thích thú và ăn ngon hơn.

1.3. Khay ăn nhiều ngăn
Để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ sẽ chuẩn bị nhiều món ăn cho bé. Và để tiết kiệm diện tích bài trí, mẹ nên mua bộ đồ ăn dặm cho trẻ hay khay ăn nhiều ngăn để đựng các loại thức ăn. Chia thức ăn lên khay cũng giúp bé cảm thấy thích thú và kích thích trẻ ăn nhiều và ăn ngon. Hiện nay, khay ăn bằng nhựa là loại được ưu tiên và phổ biến nhất nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo chọn hàng chất lượng để không gây nguy hại cho bé.

1.4. Cốc uống nước
Mẹ đừng nghĩ bé chưa cần uống nước nhiều, chưa cần đến cốc nhé. Bởi trong quá trình bé ăn dặm mẹ nên bổ sung nước đầy đủ và đều đặn. Bên cạnh nước lọc thông thường thì mẹ nên cho bé uống thêm nước trái cây. Chưa kể có những bé thích uống sữa bằng cốc hơn là hút hộp hay bú bình. Do đó, xét về nhu cầu uống nước của bé ăn dặm cũng không hề ít. Giai đoạn ăn dặm bé chưa thể uống được vành cốc như trẻ lớn và người bình thường. Do đó, mẹ nên chọn cốc có mỏ vịt hoặc cốc gắn được ống hút để bé uống nước dễ dàng hơn. Để tăng thêm tính tự lập cho bé, mẹ nên mua cốc tập uống có tay cầm cho trẻ để bé tự uống nước. Nên chọn cốc có tay nắm hai bên để bé cầm dễ hơn, không bị đổ ra ngoài.

1.5. Yếm ăn
Đây là dụng cụ ăn dặm cho bé không thể thiếu. Vì bé còn nhỏ, chưa thể ăn uống gọn gàng, sạch sẽ nên việc thức ăn bị văng, dây vào quần áo là điều dễ hiểu. Chưa kể, có những bà mẹ nuôi con theo phương pháp để con tự khám phá, cho con ăn bốc thì việc trang bị yếm ăn sẽ giúp quần áo bé được sạch sẽ hơn.

Mẹ có thể chọn các loại yếm phù hợp với bé và kinh tế của mình. Yếm vải có giá phải chăng nhưng không thấm ướt tốt nên nếu bé hiếu động sẽ dễ bị bẩn quần áo phía bên trong. Còn yếm nilon thì khắc phục được điều đó, thấm hút tốt nhưng hơi nóng bí. Bên cạnh đó còn có yếm nhựa khá sạch sẽ, dễ vệ sinh nhưng đắt tiền hơn các loại còn lại.

1.6. Khăn và giấy ăn
Để đảm bảo sạch sẽ cho bé, mẹ nên chuẩn bị thêm khăn và giấy ăn. Khăn thì nên dùng khăn xô, vừa mềm mại vừa kinh tế. Sau mỗi lần sử dụng, mẹ giặt sạch, phơi khô và sử dụng ở các lần ăn sau, tiết kiệm vô cùng. Trong trường hợp chỉ cần lau ít, vết bẩn nhỏ và không thường xuyên thì mẹ có thể dùng giấy ăn. Lưu ý là mẹ nên dùng giấy ăn sạch, mềm mại để không làm bé khó chịu nhé.

1.7. Ghế tập ăn
Với những bé đã lớn, đã có thể ngồi ăn được thì mẹ nên cho bé ngồi trên ghế tập ăn. Ghế giúp bé tự lập hơn trong ăn uống, tiện lợi cho mẹ vì có thể mang đi được nhiều nơi như khi đi du lịch, đi dã ngoại. Hơn thế nữa, đối với bé đang ở giai đoạn bò hoặc biết đi thì việc giữ bé ngồi yên một chỗ để ăn uống thực sự trở nên khó khăn. Có ghế tập ăn, bé sẽ có chỗ ngồi cố định, hạn chế việc vận động nhiều giúp bé tập trung vào việc ăn uống hơn.

Hiện nay có rất nhiều loại ghế tập ăn cho bé như ghế cao, ghế nhỏ hay ghế ngả được ở phía sau. Với ghế cao, bạn chỉ nên dùng cho bé đã lớn từ hơn một tuổi. Ghế có thể dùng được khá lâu do kích thước lớn. Ghế nhỏ thì gọn nhẹ, có thể mang đi xa trong các chuyến du lịch. Tuy nhiên, ghế lại không còn phù hợp khi bé đã lớn. Còn ghế ngả về sau thì thích hợp cho những bé mới ăn dặm từ sáu tháng đến một tuổi. Lúc này bé còn non nớt, cổ còn chưa vững nên nằm ngả một chút để tốt hơn.

Dù bạn chọn ghế tập ăn nào thì cũng phải đảm bảo sản phẩm đó phù hợp và làm bé dễ chịu nhé. Bạn có thể chọn ghế tập ăn có thêm khay đựng thức ăn vừa tiện lợi vừa tiết kiệm.

2. Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé

2.1. Nồi hấp
Nồi hấp là sản phẩm giúp mẹ chế biến đồ ăn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng. Đây là một vật dụng không thể thiếu trong bộ dụng cụ ăn dặm cho bé hiện nay.

2.2. Nồi, cốc nấu cháo
Đây là dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ vô cùng cần thiết. Một điều tiện lợi khi sử dụng sản phẩm này là bạn không cần phải trực tiếp nấu mà vẫn có cháo cho bé yêu ăn. Bằng cách cho gạo và thịt rau củ vào cốc theo định lượng, sau đó khi vo gạo nấu cơm cho gia đình, bạn đặt cốc này vào giữa nồi và cắm cơm bình thường. Khi được 45 phút thì cơm đã chín và món cháo của bé cũng hoàn thiện.

Cốc nấu cháo cho bé có thiết kế đơn giản gồm một cốc và một rây nghiền, hộp đựng và thìa ăn cháo. Nếu mẹ muốn cháo nhừ hơn thì có thể ngâm gạo 15-20 phút trước khi cho vào cốc nhé.

2.3. Cân định lượng nguyên liệu
Với trẻ nhỏ, việc cho thực phẩm vượt quá tiêu chuẩn một ít thôi cũng đủ làm bé có vấn đề về dạ dày rồi. Do đó, nếu bạn chưa tự tin vào khả năng định lượng của mình, đặc biệt là những người làm mẹ lần đầu thì nên có chiếc cân định lượng nguyên liệu.

Lúc này, bạn chỉ cần cho nguyên liệu lên cân theo trọng lượng mà thực đơn hướng dẫn sau đó đem chế biến cho bé yêu là xong. Vừa đảm bảo chính xác vừa tiện lợi. Cân định lượng có thiết kế nhỏ gọn nhẹ nên rất tiện sử dụng, bảo quản hay mang đi.

2.4. Máy xay
Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, bé trên dưới một hai tuổi chưa thể ăn thô, ăn cháo nguyên hạt thì mẹ nên có máy xay để làm nhuyễn thức ăn. Có thể nói đây là trợ thủ đắc lực không thể thiếu, đồng hành cùng mẹ trong những ngày đầu cho bé ăn dặm.

Mẹ nên chọn máy xay có kích thước vừa phải vì lượng thức ăn của bé không nhiều. Máy xay nên có chi tiết đơn giản để dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay của gia đình nhưng trước khi xay thức ăn cho bé bạn nên tráng qua một lớp nước nóng để diệt sạch vi khuẩn có thể còn tích tụ trên đó nhé.

2.5. Bộ dụng cụ đa năng chế biến thức ăn dặm
Bộ dụng cụ bao gồm nhiều vật dụng khác nhau như cốc nghiền, chày nghiền, lưới rây, đồ mài rau củ, bát trộn. Những dụng cụ này giúp chế biến đồ ăn nhanh, lọc mịn nhất để bé ăn và nuốt dễ hơn. Tuy chỉ là những dụng cụ nhỏ nhưng lại khá tiện lợi và cần thiết. Nếu tận dụng những đồ có sẵn trong gia đình thì bạn cần lưu ý phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành chế biến cho bé nhé.

2.6. Hộp đựng thức ăn trữ đông
Đây cũng là dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Mỗi khẩu phần ăn của bé ăn dặm không nhiều. Do đó, để tiện lợi cho việc chế biến lần sau mẹ nên chuẩn bị hộp đựng thức ăn trữ đông. Khi nào cần nấu, mẹ chỉ cần lấy đồ đã chuẩn bị ra nấu sẽ rất nhanh và tiện lợi.

Việc sử dụng hộp đựng thức ăn cũng giúp mẹ định lượng được bữa ăn tốt hơn. Mẹ có thể phân ra hộp nào là cho ăn trưa, hộp nào cho ăn sáng, khẩu phần ăn các buổi như thế nào. Và một lưu ý quan trọng là nên chọn hộp có chất liệu an toàn để không gây hại cho bé. Đó có thể là hộp nhựa hoặc hộp sứ, thủy tinh. Nếu thức ăn để lâu ngày thì phải cất trữ trên ngăn đá của tủ lạnh.

2.7. Cốc và muỗng định lượng
Một chiếc cân không thể định lượng được hết tất cả nguyên liệu nấu cho bé ăn dặm. Do đó, mẹ nên chuẩn bị thêm muỗng và cốc định lượng để việc định lượng đồ ăn được chính xác và tiện lợi hơn. Trên các cốc nên có vạch phân chia rõ ràng. Hiện nay cốc và muỗng định lượng có nhiều chất liệu như silicon, inox hay nhựa. Mẹ nên chọn chất liệu tốt để an toàn cho bé.

2.8. Đồng hồ hẹn giờ
Đồng hồ hẹn giờ giúp mẹ căn chính xác thời gian nấu ăn cho bé. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm thì việc thức ăn cần được nấu chín, đúng thời gian là rất quan trọng. HIện nay mẹ có thể tìm mua sản phẩm này với những hình dạng ngộ nghĩnh và giá phải chăng.

2.9. Báo cũ hoặc tấm nilon lớn
Chắc hẳn nhiều mẹ đang nghĩ tại sao đây lại là một trong các dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm đúng không nào? Với những bà mẹ đã có kinh nghiệm cho bé ăn dặm hẳn đã từng một lần hoặc hơn phải “đánh vật” với bé, bé hiếu động không ngồi yên khiến thức ăn tung tóe ra ngoài, ra nền nhà khiến việc dọn dẹp, vệ sinh càng trở nên vất vả hơn. Do vậy, khi đặt tấm nilon hoặc tờ báo cũ ở dưới ghế ăn hoặc xung quanh nơi bé ăn sẽ giúp sàn nhà sạch hơn, tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp, lau chùi.

2.10. Sách hướng dẫn ăn dặm
Để tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm cho bé ăn dặm cũng như đổi món cho bé ăn hàng ngày thì mẹ có thể mua sách hướng dẫn.

Hiện nay có rất nhiều người chia sẻ cách cho bé ăn dặm qua những cuốn sách như Ăn dặm kiểu Nhật, Ăn dặm không phải là cuộc chiến… Mẹ có thể tìm được kha khá kinh nghiệm hay và quý báu từ những cuốn sách này đấy.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

04.10.2021
Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị
Kinh nghiệm mua ghế ăn dặm cho bé

Kinh nghiệm mua ghế ăn dặm cho bé

01.10.2021
Khi trẻ bước vào thời điểm ăn dặm, dù các
Đánh giá chi tiết các loại siro ăn ngon tốt nhất cho bé hiện nay

Đánh giá chi tiết các loại siro ăn ngon tốt nhất cho bé hiện nay

28.09.2021
Mẹ đã thử 1001 cách trên mạng nhưng bé nhà

CỘNG ĐỒNG