Cặn nước cứng để lại tạo nên các vết ố đục gây mất thẩm mỹ, giảm hiệu năng sử dụng của đồ dùng nhà bếp Nhật Bản. Tuy nhiên nếu bạn biết cách làm sạch thì những vết cặn sẽ biến mất hoàn toàn. Bài viết dưới đây là các cách vệ sinh đồ dùng nhà bếp bị dính cặn nước cứng và các cách làm mềm nước cứng bạn có thể tham khảo.
Bắt đầu vệ sinh đồ dùng nhà bếp với việc kỳ cọ
Đối với những đồ dùng nhà bếp bị cặn nước cứng đọng lại ở mức độ nhẹ hoặc vết cặn mới thì bạn chỉ cần vệ sinh đơn giản bằng việc kỳ cọ cũng sẽ mang lại hiệu quả. Đây là công đoạn thực hiện sau khi bạn đã làm mềm nước cứng. Bạn có thể dùng miếng mút tẩy hoặc các loại mút cọ chống trầy khác để cọ các bề mặt trên các đồ dùng nhà bếp.
Nên cẩn thận với những vật dụng bằng kính để tránh gây xước xát. Cố gắng cọ càng sạch càng tốt bằng cách dùng một trong các loại mút ẩm như trên. Ngoài ra, có một lưu ý nếu nhà bạn sử dụng máy rửa chén đó là nên sử dụng sản phẩm rửa chén có tính axit không quá cao. Vì sử dụng những nước rửa chén như vậy sẽ làm giảm hiệu năng của máy vì sự hình thành nước cứng.
Sử dụng muối nở
Nếu phải xử lý các vết ố cũ, các mặt kính diện tích rộng hoặc các cặn nước cứng tích tụ, bạn sẽ cần giải pháp khác ngoài việc kỳ cọ. Muối nở là một liệu pháp tại nhà hiệu quả, hoàn toàn tự nhiên, và có lẽ cũng sẵn có trong tủ bếp nhà bạn. Là một sản phẩm tự nhiên và có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn, muối nở được coi là một chất làm sạch an toàn và thân thiện với môi trường thay thế cho các hóa chất tẩy rửa mạnh. Nếu bạn đang muốn tìm chất tẩy rửa để làm sạch cặn nước cứng thì muốn nở chính là giải pháp an toàn, không gây hư hại vật dụng mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Để làm sạch các vật dụng nhất có thể, bạn nên kết hợp muối nở và giấm trắng. Phương pháp thực hiện rất đơn giản. Bạn có thể dùng giấm trắng rửa vết ố trước, chờ 30 phút, sau đó xát muối nở trước khi kỳ cọ và rửa sạch vết ố. Như vậy là các vết cặn, vết ố sẽ được đánh bay hoàn toàn.
Sử dụng dung dịch tẩy rửa
Bạn có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa chứa chất tẩy cặn nước cứng. Nên tìm các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng với các loại axit và hóa chất mạnh. Khi sử dụng, bạn nên đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm việc với các chất tẩy rửa có tính axit. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân theo hướng dẫn trên bao bì.
Các dung dịch tẩy rửa này thường sẽ áp dụng cho các vật dụng kính bị chứa cặn. Nó có thể dùng an toàn trên các bề mặt cứng như gạch men hoặc kính, nhưng không nên dùng cho các loại đá tự nhiên như đá cẩm thạch, đá mài, nhôm hoặc vữa có màu. Chúng có thể để lại những lỗ thủng trên các bề mặt không phải kính.
Cách làm mềm nước cứng trước khi vệ sinh đồ dùng
Trước khi vệ sinh các cặn do nước cứng để lại, bạn cần phải áp dụng các phương pháp làm mềm nước cứng. Một trong những phương pháp làm mềm nước cứng đó là sử dụng nước bằng vôi và sođa. Đây là phương pháp có hiệu quả đối với thành phần ion bất kỳ của nước. Khi cho vôi vào nước khử được độ cứng canxi và magiê ở mức tương đương với hàm lượng của ion hydro cacbonat trong nước, như vậy nước cứng sẽ mềm ra, giúp bạn dễ dàng vệ sinh các vật dụng trong căn bếp của mình.Ngoài ra bạn có thể sử dụng các hóa chất để làm mềm nước cứng. Trong thực tế áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thành các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, soda Na2CO3, xút NaOH, hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.
Trên đây là một số phương pháp vệ sinh các vật dụng trong nhà bếp do cặn nước cứng để lại và các phương pháp cơ bản làm mềm nước cứng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.