Một mô hình kinh doanh online thành công có thể ví như giấc mơ trở thành sự thật, đem lại cho bạn cả thu nhập và khả năng được làm việc ngay tại nhà. Nhưng cũng giống như bất kỳ mô hình nào khác, bắt đầu kinh doanh online muốn thành công phải cần có kế hoạch rõ ràng và nỗ lực vượt bậc. Bước đầu tiên, thậm chí trước khi bạn viết nên kế hoạch kinh doanh, là phải hình dung được trong đầu xem làm thế nào để kiếm tiền từ kinh doanh trực tuyến. Có rất nhiều mô hình khác nhau trên thị trường nhưng bạn sẽ sử dụng cái nào để lôi kéo khách hàng mua những gì bạn đang bán?
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các mô hình kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay cho bạn lựa chọn để có thể bắt đầu kiếm tiền từ kinh doanh trực tuyến.
KINH DOANH ONLINE LÀ GÌ?
Kinh doanh online có thể hiểu là các hoạt động kinh doanh, buôn bán trực tuyến, chủ yếu diễn ra trên mạng Internet và thông qua các kênh bán hàng phổ biến như website doanh nghiệp, các trang mạng xã hội như Facebook (Fanpage, group), Instagram, Google Plus .. Đặc biệt, trong bán hàng online, cả hai đối tượng người mua và người bán đều sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại có kết nối Internet để thực hiện các quy trình mua bán và giao dịch.
Ưu điểm của kinh doanh online
Với một hình thức kinh doanh được nhiều người theo đuổi, kinh doanh online có những ưu điểm lợi ích gì mà khiến người ta cảm thấy hấp dẫn như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu những ưu điểm của hình thức này nhé!
Bán hàng online, tùy vào mặt hàng bạn kinh doanh sẽ quyết định số vốn bạn bỏ ra không cần lo việc bắt buộc phải có một gian hàng hoặc cửa hàng mới có thể bán hàng. Tiết kiệm một khoản đầu tư cho bạn, bạn không phải lo địa điểm bán vì bạn có thể hoàn toàn kinh động về mặt thời gian và địa điểm chỉ cần có trong tay thiết bị di động thông minh và có kết nối Internet. Tuy nhiên, nếu bạn đã có một cửa hàng, bạn có thể marketing quảng cáo cho sản phẩm của mình online và bán hàng.
Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cả hai đối tượng người mua, người bán hiện nay khi tìm kiếm dịch vụ, sản phẩm. Với hình thức xem, đánh giá hàng hóa và giao dịch online là chủ yếu, các hoạt động bán hàng online, người mua có thể dễ dàng sở hữu các sản phẩm, dịch vụ họ mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng.
Tiếp cận rộng: Sức mạnh lan truyền của các trang mạng xã hội như facebook sẽ giúp việc quảng bá sản phẩm của bạn dễ dàng hơn, bạn có thể phần nào tìm hiểu về thông tin của khách hàng qua các trang mạng xã hội này. Việc này giúp bạn dễ dàng tiếp cận họ và nói cho họ về sản phẩm của bạn.
Kinh doanh nhiều lĩnh vực cùng một lúc: Bạn có thể vừa bán hàng online vừa làm một ngành nghề khác. Bạn có thể coi đây là một nghề tay trái của bạn để kiếm thêm thu nhập vì bạn có thể linh hoạt thời gian và địa điểm bán chỉ cần bạn có mặt hàng.
MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH DOANH ONLINE PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu một cách đơn giản là tổng hợp tất cả yếu tố cấu tạo nên doanh nghiệp của bạn như khâu sản xuất, vận hành, quảng cáo, phân phối, đối tác, khách hàng,…để giúp cho bạn kiếm được doanh thu. Việc đầu tiên khi bắt tay vào kinh doanh đó là xây dựng cho mình mô hình kinh doanh đúng đắn.
1/ Mô Hình Bán Hàng Online Truyền Thống
Đây là mô hình bán hàng online được hình thành và phát triển từ khi thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến bắt đầu phổ biến. Mô hình này chỉ đơn giản sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra khác của việc kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng vẫn phải sở hữu nguồn hàng, lưu kho và quản lý vận hành để tránh rắc rối phát sinh như hết hàng, mất hàng, hư hỏng,…
Tại Việt Nam, mô hình bán hàng online này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn quy mô vừa và lớn. Mô hình này thường khiến bạn tốn kém nhiều chi phí kho bãi, nhân sự,… để quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như quá trình nhập hàng, xuất hàng khỏi kho thật thông suốt. Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều sở hữu những kho hàng riêng.
Sau đó, họ phân phối cho bán lẻ offline tại điểm bán, bán buôn cho các cửa hàng tạp hóa, đại lý bán lẻ; bán lẻ trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada và bán online qua nhiều kênh khác.
Nhưng trong bối cảnh hiện tại, người bán quy mô vừa và nhỏ đã có thể áp dụng mô hình bán hàng online này nhờ vào sự chớm nở của các giải pháp logistics và chuỗi cung ứng. Những công ty này cung cấp giải pháp kho bãi, quản lý kho, vận chuyển, thu hộ,… giúp người bán sẵn sàng sở hữu sản phẩm, bán hàng đa kênh mọi lúc mọi nơi cũng như mở rộng kinh doanh dễ dàng.
Ngoài ra, việc dễ dàng triển khai việc quảng cáo trực tuyến giúp cá nhân có thể tham gia dễ dàng vào mô hình này. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất cho người bán online khi triển khai mô hình này là phải đầu tư vốn khá lớn vào nguồn hàng mà không tính trước được khả năng bán hàng, dễ xảy ra tồn kho và bán lỗ.
Ngoài ra, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cũng đã tiến đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân riêng và yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ đưa hình ảnh thương hiệu vào sản phẩm (Private label).
Khi internet đã rất phổ biến và thương mại điện tử phát triển như hiện nay, mô hình private label càng được ưa chuộng, nhất là trên kênh thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu Amazon. Người bán tại Việt Nam có thể bán sản phẩm private label trên website thương mại điện tử riêng, sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước cũng như nhiều mô hình bán hàng online khác.
2/ Bán Hàng Trên Sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT)
Thương mại điện tử và kinh doanh online đang đầy sức hút với số lượng người dùng tham gia mua sắm ngày càng tăng. Gần 50 triệu người dùng mua hàng trên kênh TMĐT (theo Statista) là một điểm sáng cho thị trường bán hàng online tại Việt Nam.
Người bán dễ dàng đăng ký một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử lớn. Mô hình bán hàng online này tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có và sự hỗ trợ lớn về quy trình vận hành, thiết kế cửa hàng, giá cả, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng, re-marketing,… của các sàn thương mại điện tử.
Ở thời điểm hiện tại các sàn TMĐT tại Việt Nam đang miễn phí duy trì gian hàng, miễn phí hoa hồng cùng nhiều ưu đãi cho người bán.
3/ Mô Hình Cộng Tác Viên Bán Lẻ
Để giảm rủi ro từ việc nhập hàng số lượng lớn về bán như ở mô hình thứ nhất, nhiều người bán online đã lựa chọn cách bán lại những sản phẩm từ những người nhập sỉ về và nhận tiền hoa hồng. Mô hình này thường được biết đến ở Việt Nam dưới cái tên “Mô hình cộng tác viên”. Trong mô hình này, người đứng vai trò “cộng tác viên” sẽ xử lý khâu bán hàng online giúp cho người ở khâu nhập hàng để đưa hàng ra thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thông thường, ở mô hình này, người “cộng tác viên” thường phải có sẵn tập khách hàng tiềm năng, sau đó mới tìm nhà bán buôn phù hợp để lấy hàng và bán đến tập khách hàng của mình. Mô hình này tương đối giống với mô hình dropship, tuy nhiên do việc người bán sỉ không đứng ở vai trò nhà cung cấp nên sẽ không xử lý được các vấn đề về hàng hoàn, đổi trả hay đa dạng hóa nguồn hàng một cách dễ dàng mà vẫn phải thông qua nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, người làm cộng tác viên luôn luôn phải cân đo đong đếm chi phí khi bán hàng từ người bán sỉ. Nếu chi phí quảng cáo/ marketing và vận chuyển (nếu sử dụng) vượt quá số % hoa hồng của bên bán sỉ đưa cho tức là bên cộng tác viên thực chất đang lỗ cho đơn hàng đó. Đây chính là lý do vì sao mô hình này người cộng tác viên cần tối ưu rất nhiều về khả năng chạy marketing hay đàm phán giá tốt với người nhập hàng về Việt Nam.
5. Mô Hình Kinh Doanh Quảng Cáo
Đây là mô hình đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới.
Bạn có thể xây dựng các nền tảng online như website, channel Youtube, tài khoản mạng xã hội,… và cung cấp các giá trị độc đáo để thu hút người dùng theo dõi. Để từ đó bạn có thể thu phí từ việc quảng cáo cho các bên khác (affiliate marketing, google adsense, PR review sản phẩm) hoặc tự quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ của mình.
6./ Mô Hình Affiliate
Tương tự với mô hình cộng tác viên bán lẻ, mô hình bán hàng online Affiliate là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp là các công ty có sản phẩm, dịch vụ muốn thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ đến người dùng cuối cùng.
Các Đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của Đối tác quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,..
Khác với mô hình cộng tác viên, ở mô hình Affiliate, người kinh doanh online chỉ đưa thông tin bán hàng lên các kênh online khác nhau để kéo lượng truy cập về các trang sản phẩm và tối ưu luồng truy cập này để làm sao có càng nhiều người thực hiện các tác vụ trên website bán hàng càng tốt. Các tác vụ này sẽ được ghi nhận trên hệ thống Affiliate và người bán sẽ được nhận tiền hoa hồng tương ứng sau khi các tác vụ này được hoàn tất.
Lợi thế của mô hình này là không mất rủi ro về hàng hóa hay thâm chí phải thực sự bán sản phẩm, nhưng khó khăn lại nằm ở khả năng xây dựng được chuỗi traffic để tối ưu được đúng nhóm đối tượng mua hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
7. Mô Hình Kinh Doanh MLM (Multi Level Marketing)
MLM dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ đứng trên phương diện là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Họ có nhiệm vụ giới thiệu, bán sản phẩm tới những khách hàng và như vậy họ có khoản thu nhập nhất định từ hoa hồng bán sản phẩm. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, dạy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới). Ngoài thu nhập từ hoa hồng bán sản phẩm, họ còn nhận được hoa hồng từ mạng lưới tuyến dưới, tiền thưởng nếu đạt doanh số…
MLM thực tế là một hình thức Marketing có tổ chức, trong đó việc quảng bá và phân phối sản phẩm được chuyển giao cho nhà phân phối – cũng là người tiêu dùng sản phẩm, hoa hồng trả cho nhà phân phối dựa trên doanh số mà hệ thống của họ đạt được. Mà đã là Marketing thì đòi hỏi phải có tính tổ chức như một doanh nghiệp thực thụ, sáng tạo nhưng vẫn phải đảm bảo kỷ luật, nguyên tắc và hoàn toàn không hề tự phát. Mọi sự vận hành MLM mà chệch khỏi cách hiểu này thì đều sẽ không thành công và dễ vướng vào các nghi án lừa đảo.
8/ Mô Hình Bán Hàng Online Xuyên Biên Giới
Trong những năm vừa qua, mô hình bán hàng online xuyên biên giới đang trở nên phổ biến với giới kinh doanh online, đặc biệt là các đối tượng trong nhóm MMO (Make Money Online). Mô hình này mang đến rất nhiều lợi nhuận do sức mua và khả năng chi trả của thị trường nước ngoài lớn hơn tại Việt Nam rất nhiều.
Ngoài ra, mô hình bán hàng online ở ngước ngoài cũng rất đa dạng với nhiều hình thức bán hàng khác nhau mà trong nước chưa từng có hoặc chưa phổ biến như Dropshipping, Print-on-demand, Fulfillment by Amazon (FBA),…
Tuy nhiên, đăng ký mở gian hàng tại các sàn TMĐT quốc tế như Amazon, eBay, Magento thường gây nhiều khó khăn cho người mới bắt đầu. Hầu hết các sàn thường TMĐT toàn cầu đều thu phí đăng ký và duy trì gian hàng hoặc phí hoa hồng trên doanh thu sản phẩm cùng nhiều khoản phí phát sinh khác.
Ngoài ra, việc thanh toán cũng là một trở ngại lớn với người bán hàng quốc tế. Làm sao để nhận tiền về Việt Nam khi bán hàng ở một nước khác luôn là mối bận tâm với người bán xuyên biên giới. Đặc biệt, nhóm này rất khó có thể chứng minh tài chính, thu nhập của mình chính xác để khai báo với cơ quan thuế nên thường bị gặp vấn đề nếu xảy ra việc truy thu thuế.
9. Mô Hình Dropshipping
Đây là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn không cần sở hữu sản phẩm hay cửa hàng thực tế nào. Bạn chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến để bày bán các sản phẩm của bên khác và khi có đơn đặt hàng bạn chỉ việc đặt hàng cho bên cung cấp/sản xuất về đơn hàng của bạn và bên nhà cung cấp sẽ tự lo khâu sản xuất và ship đến khách hàng. Chính vì việc bạn không tham gia vào khâu vận chuyển nên mới gọi là Dropship.
Điểm khác biệt giữa mô hình Dropship và mô hình tiếp thị liên kết là đơn hàng được đặt ngay tại trang website của bạn, khác với tiếp thị liên kết.